Trang chính
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Sản phẩm-Dịch vụ Hệ thống phân phối Kỹ thuật an toàn Liên hệ
 Tiện ích trên site 
 Bình chọn 
Bạn đang sử dụng sản phẩm nào của Gas Petrolimex ?

 Gas bình 9kg
 Gas bình 12kg van đứng
 Gas bình 12kg van ngang
 Gas bình 12kg tay cam
 Gas bình 48kg
 Hệ thống Gas bồn - Bình rút lỏng



Kết quả
Những thăm dò khác
 Trực tuyến trên site 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 000029924
IP của bạn: 44.200.196.114
 
Tin tức » Tin tức 29.03.2024 07:34
Gian lận, tăng giá gas tùy tiện sẽ chấm dứt
Gửi lúc: 05.07.2010 13:58

Xem hình
Chính phủ vừa ban hành nghị định 107 có hiệu lực vào 15/1/2010 về kinh doanh gas với nhiều chế tài cụ thể nhằm lập lại trật tự trên thị trường khí hóa lỏng.

Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam dự báo nghị định mới sẽ khiến nhiều doanh nghiệp, đại lý gas buộc phải rời khỏi thị trường, bù lại tình trạng gian lận, tăng giá gas tùy tiện sẽ chấm dứt.

Nhiều nhà kinh doanh gas sẽ bật khỏi thị trường

Mô tả ảnh.

Sẽ có nhiều nhà kinh doanh gas không đủ điều kiện tiếp tục. (Ảnh: Phan Hùng)

- Nghị định 107 vừa ban hành của Chính phủ sẽ tác động thế nào đến thị trường và tình hình kinh doanh gas, thưa ông?

Nghị định mới của Chính phủ quy định doanh nghiệp đầu mối phải có kho tàng, bến bãi và tối thiểu 300.000 bình.

Lượng hàng dự trữ đối với doanh nghiệp đầu mối phải là 7 ngày, tổng đại lý 3 ngày để không làm xáo trộn thị trường khi có đột biến về nguồn cung, giá cả.

Ngoài ra, nghị định còn quy định nhiều điều kiện khác nữa, chỉ những nhà kinh doanh đủ điều kiện tối thiểu đó mới được tiếp tục. Ai không đủ phải sắp xếp lại cho phù hợp với khả năng.

- Với những quy định trên, theo ông, sẽ có bao nhiêu nhà kinh doanh đáp ứng được điều kiện tối thiểu để tiếp tục tồn tại?

Hiện cả nước 80 doanh nghiệp đang kinh doanh gas trong đó có 60 doanh nghiệp có thương hiệu và hàng chục ngàn đại lý gas, bán ra khoảng 1 triệu tấn/năm.

Trong số đó có bao nhiêu doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn tối thiểu, tôi chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, chắc chắn có rất nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, sang chiết gas, cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh tiếp tục.

Dĩ nhiên là nghị định cũng cho thời hạn chuyển tiếp, mốc cuối là 31/9/2010. Như vậy, vẫn còn một năm để các nhà kinh doanh củng cố sắp xếp lại, đầu tư thêm theo yêu cầu của Chính phủ.

Sau đó, nếu vẫn không đủ điều kiện tối thiểu trên, buộc phải tìm cách khác như cho thuê, sáp nhập, bán cổ phần… hoặc ra khỏi thị trường.



- Thị trường gas phổ biến tình trạng tăng giá tùy tiện, gian lận thương mại như ăn gian chất lượng, trọng lượng, hàng giả, hàng nhái… Nghị định có quy định nào để lập lại trật tự trên thị trường này không, thưa ông?

Đúng là lâu nay ta thả nổi để tình trạng gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về kinh doanh gas diễn ra rất nhiều. Các vụ gian lận ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô trên toàn quốc, gây thiệt hại lớn với các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Chính vì thế, Nghị định 107 phải ra đời để hoạt động kinh doanh gas đi vào nề nếp mà đầu tiên là buộc các nhà kinh doanh phải công khai giá bán để tránh tình trạng đầu cơ, tích trữ nhằm tăng giá bán bất hợp lý.

Hiệp hội chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai kiểm tra, giám sát việc này. Nếu doanh nghiệp, cửa hàng nào tăng giá bình thường sẽ bị thổi còi ngay và phải giải trình trước cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, việc niêm yết chỉ để tiện quản lý, cái chính là nghị định đã “trói” các doanh nghiệp đầu mối phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thị trường gas từ giá cả, chất lượng, trọng lượng bình gas cho đến vỏ bình có đủ tiêu chuẩn hay không.

Cái đó là quan trọng nhất vì lâu nay, đầu mối “mặc kệ” hệ thống phân phối nên các cửa hàng gas tăng giá, cân đo, sang chiết rất tùy tiện.

- Vậy giá gas sẽ không còn do cửa hàng tự quyết định nữa mà do doanh nghiệp đầu mối áp xuống?

Đúng vậy, các doanh nghiệp đầu mối phải niêm yết giá của mình và đảm bảo triển khai giá đó xuống hệ thống phân phối đến tận các đại lý, cửa hàng của mình và chịu trách nhiệm về giá cuối cùng đến người tiêu dùng.

Các cửa hàng sẽ không còn quyền tự quyết giá thì tình trạng tăng giá tùy tiện hay đầu cơ, tích trữ sẽ chấm dứt.

Dĩ nhiên, để kiểm soát tốt việc đó, từ nay, mỗi đại lý gas chỉ được đăng ký bán cho 3 thương hiệu gas, chấm dứt tình trạng hãng nào cũng bán nhưng không hãng nào chịu trách nhiệm. 

- Vậy Hiệp hội có “đường dây nóng” nào để người dân báo các hành vi vi phạm, gian lận thương mại không, thưa ông? Chế tài cho việc xử phạt sẽ thế nào?

Sắp tới chúng tôi sẽ công bố đường dây nóng để kịp thời xử lý các hành vi gian lận thương mại. Về chế tài thì thực tế lâu nay cũng đã có nhưng bí là khâu kiểm tra không thường xuyên, chặt chẽ. Do vậy, Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban, ngành và gắn trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh gas, mức cao nhất có thể bị xử lý hình sự.

Hơn nữa, nhằm triển khai đồng bộ những nội dung của Nghị định, hôm nay (3/12) Hiệp hội gas đã ký quy chế phối hợp với Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương và Cục Phòng cháy chữa cháy. Sắp tới, chúng tôi sẽ ký tiếp với Cục Cảnh sát C15, Bộ Công an nhằm đẩy lùi gian lận thương mại.

Giá gas sẽ còn tăng 10-15%



- Vừa rồi các cửa hàng gas lại có đợt tăng giá mới, thêm 22.000 đ/bình 12kg. Xin ông cho biết, từ nay đến cuối năm, giá gas còn bao nhiêu đợt “leo thang” nữa và ngưỡng tăng sẽ là bao nhiêu?

Theo quy luật, cuối năm là mùa đông, nhu cầu gas trên thị trường quốc tế sẽ tăng cao, thông thường từ 10-20% so với thời điểm hiện nay. Cầu cao sẽ kéo giá gas lên theo. Dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động song giá gas thế giới dự báo cũng phải tăng thêm ít nhất 10-15%, đẩy giá trong nước lên tương ứng.

Hiện giá gas trên thị trường khoảng 267.000 đ/bình 12 kg, nếu không có đột biến đến cuối năm, giá gas có thể sẽ phải tăng thêm vài chục ngàn đồng/ bình nữa. Đây là điều không tránh khỏi vì chúng ta lệ thuộc vào gas nhập khẩu.

- Việc tăng giá gas liên tục tới 3 lần trong một tháng, mỗi “bước tăng” đều có khoảng cách khá lớn đã thỏa đáng với người tiêu dùng chưa, thưa ông?

Gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng cơ chế giá theo thị trường. Việc gas tăng giá hay không là quyền của các doanh nghiệp. Hơn nữa, sản xuất gas trong nước chỉ đáp ứng trên 30% còn lại phải nhập khẩu hết.

Giá gas của thị trường Việt Nam vì thế phụ thuộc chủ yếu giá gas thị trường thế giới, kể cả các lần tăng giá liên tục vừa qua cũng vậy.

Về việc này, Hiệp hội gas cũng có chỉ đạo làm sao thống nhất toàn thị trường một cơ chế tăng - giảm giá làm sao trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các hội viên lẫn cân bằng quyền lợi người tiêu dùng.

Nhưng vấn đề lâu nay của thị trường gas là không công khai giá nên khó kiểm soát mức giá tăng bao nhiêu là hợp lý. Đây là điểm mà nghị định sẽ giải quyết được khi đi vào thực thi vào năm tới.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Hùng (thực hiện)



(Theo vietnamnet.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Giá bán lẻ 

 Top news 
Gas Petrolimex tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2024
 Hỗ trợ  
TỔNG ĐÀI BÁN HÀNG

 1900 56 56 40

TỔNG ĐÀI CSKH
 
1800 1050
↑Top 
©2010 Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn
Hệ thống được xây dựng và phát triển từ mã nguồn mở Nukeviet
Địa chỉ: 322 Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP HCM
Điện thoại : (+
0283 ) 5 121 114
Email: pgcsaigon@gmail.com